Tổng Quan Về Quyền Lợi Của Bảo Hiểm Xe Ô Tô 1 Chiều và 2 Chiều

Bảo hiểm xe ô tô 1 chiều và 2 chiều

Đối với bảo hiểm xe ô tô thì sẽ chia ra làm 2 loại bảo hiểm xe ô tô 1 chiều và 2 chiều. Thực tế thì loại bảo hiểm 1 chiều hay 2 chiều còn được gọi là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và bảo hiểm vật chất xe ô tô. Để hiểu rõ hơn về 2 loại bảo hiểm này, hãy cùng Easybanks24h tìm hiểu các thông tin của bảo hiểm trong bài viết dưới đây nhé.

Bảo Hiểm Xe Ô Tô 1 Chiều Là Gì?

Bảo hiểm xe ô tô 1 chiều hay còn gọi là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe. Đây là loại bảo hiểm xe bắt buộc mà chủ xe nào cũng cần phải có khi tham gia giao thông.

Bảo hiểm xe ô tô 1 chiều là gì?
Bảo hiểm xe ô tô 1 chiều cho chủ xe

Bảo hiểm ô tô 1 chiều nhằm chi trả, bồi thường và hỗ trợ về mặt tài chính cho lái xe, chủ xe gây ra thiệt hại, tổn thất về thân thể, tính mạng hoặc tài sản của bên thứ ba. Trường hợp tai nạn, rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm để hoàn tất bồi thường các chi phí về tính mạng, thân thể cũng như các chi phí sửa chữa xe cho bên thứ ba.

Bảo Hiểm Xe Ô Tô 2 Chiều Là Gì?

Bảo hiểm xe ô tô 2 chiều là gì?
Bảo hiểm xe ô tô 2 chiều cho chủ xe

Hiểu đúng thì bảo hiểm 2 chiều sẽ bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự và Bảo hiểm vật chất xe ô tô. Trái với bảo hiểm 1 chiều chỉ chi trả cho bên thứ 3 thì bảo hiểm 2 chiều còn có bảo hiểm vật chất xe ô tô chính nhằm bồi thường thiệt hại cho cả xe của chính mình. Loại hình bảo hiểm này không bắt buộc bạn mua nhưng lại là thứ bạn cần đầu tư nghiêm túc để đảm bảo an toàn cả về mặt tài chính cho bạn và xe trong mọi hoàn cảnh.

Quyền Lợi Của Bảo Hiểm Xe Ô Tô 1 Chiều Và 2 Chiều

Quyền lợi của bảo hiểm xe ô tô
Các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xe ô tô 1 chiều và 2 chiều

Thực tế, quá trình tham gia giao thông luôn tiềm ẩn những nguy hiểm cho người và tài sản. Do đó, việc mua bảo hiểm nhằm giảm bớt gánh nặng cho chủ xe. Trong đó, loại hình bảo hiểm 2 chiều xe ô tô được nhiều chủ xe lựa chọn vì mang lại nhiều quyền lợi, giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính nếu cần bồi thường khi có sự cố bất ngờ xảy ra. Cụ thể:

  • Trong một số trường hợp chủ xe bị va chạm, bị mất trộm hoặc bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, bão lũ, sạt lở, … thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho xe của người mua bảo hiểm.
  • Đối với trường hợp chủ xe gây ra tai nạn cho người thứ 3, phía công ty bảo hiểm cũng sẽ thanh toán khoản tiền bồi thường. Mức giá trị sẽ tùy thuộc vào gói bảo hiểm mà chủ xe đã đăng ký trước đó.

Trường Hợp Bảo Hiểm Xe Ô Tô 1 Chiều Không Bồi Thường

Bảo hiểm xe ô tô 1 chiều không bồi thường
Các trường hợp không bồi thường của bảo hiểm xe ô tô 1 chiều
  • Tình huống lái xe gây tai nạn nhưng bỏ chạy và không có giấy tờ, bằng lái xe đi kèm.
  • Các trường hợp thiệt hại do thiên tai, bão lũ, động đất, …
  • Khi bên thứ 3 cố ý gây thêm thiệt hại thì sẽ không được hưởng toàn bộ mức bồi thường từ công ty bảo hiểm.
  • Thiệt hại dẫn đến hư hại cho cây cối, nhà cửa, thiệt hại với tài sản bị mất trộm hay cướp khi tai nạn diễn ra.
  • Thiệt hại với các tài sản như vàng bạc, đá quý, tiền, các hiện vật có giá trị như tranh ảnh quý hiếm, đồ cổ…
  • Mức trách nhiệm dân sự ô tô bồi thường thiệt hại cho người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/vụ tai nạn/1 người. Đối với thiệt hại về tài sản là 100 triệu đồng/vụ tai nạn.

Trường Hợp Bảo Hiểm Xe Ô Tô 2 Chiều Không Bồi Thường

Bảo hiểm xe ô tô 2 chiều không bồi thường
Các trường hợp không bồi thường của bảo hiểm xe ô tô 2 chiều
  • Số tiền phải bồi thường ngang bằng với mức chi phí miễn bồi thường: Trong hợp đồng mua bảo hiểm có điều khoản ghi mức chi phí miễn bồi thường. Đây là điều khoản mà chủ xe sẽ chia sẻ trách nhiệm với công ty bảo hiểm. Nếu số tiền phải bồi thường cho bên thứ 3 ngang bằng với mức ghi trong hợp đồng này thì phía công ty sẽ không có trách nhiệm chi trả khoản tiền đó.
  • Ô tô bị hao mòn và có hư hỏng về động cơ hoặc điện: Trong trường hợp xe ô tô của khách hàng đã sử dụng trong thời gian rất lâu, cũ và đã hao mòn, phía công ty sẽ không bồi thường khi có hư hỏng. Tương tự, những vấn đề về động cơ và điện bên trong bộ máy cũng không được hỗ trợ.
  • Chủ xe tự động lái xe đến vùng gây hư hỏng xe: Nếu người điều khiển phương tiện chủ động lái xe đến các vùng bị ngập úng hoặc tự để nước tràn vào trong hệ thống, gây hư hỏng xe thì phía công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường chi phí sửa chữa.
  • Quá số lần chi trả cho trường hợp bị mất cắp bộ phận: Trong trường hợp xe ô tô bị mất cắp các bộ phận xe, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường chi phí bảo dưỡng trong 2 lần đầu tiên. Khi xảy ra lần thứ 3, đơn vị sẽ không tiếp tục hỗ trợ.
  • Hư hỏng những bộ phận không nguyên bản: Đây đều là những bộ phận không được ghi chú trong phiếu giám định. Do đó, công ty sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường khi có hư hại.
  • Không thông báo sự cố đến phía công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm sẽ không tiến hành bồi thường trong trường hợp chủ xe không thông báo và không có phiếu kết quả giám định kèm theo

Bài viết trên đã giải thích về khái niệm của bảo hiểm xe ô tô 1 chiều và 2 chiều, bên cạnh đó là những quyền lợi và hạn chế của bảo hiểm xe ô tô mà người chủ xe cần nắm vững để tránh những mất mát và rủi ro không nên có xảy ra trong quá trình tham gia giao thông và sử dụng bảo hiểm.

Xem thêm: Bảo hiểm xe máy là gì? Lợi ích và tầm quan trọng

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*