Công nợ là gì? Hay kế toán công nợ là gì? Đây là những khái niệm quá quen thuộc đối với những bạn là dân kế toán, nhưng đối với người khác, có thể đã từng nghe đến khái niệm công nợ nhưng không phải ai cũng hiểu biết công nợ là gì. Hiện nay, có những loại công nợ nào? Cách quản lý công nợ và các kiến thức khác liên quan đến công nợ là gì. Hãy cùng Easybanks24h tìm hiểu các khái niệm cơ bản này nhé!
Nội dung
Công Nợ Là Gì?
Về chuyên môn, hiểu rõ khái niệm công nợ tương đối phức tạp. Để hiểu cơ bản công nợ là gì bạn có thể tham khảo tiếp nội dung bên dưới đây.
Công nợ là các khoản phải trả cho người bán sau khi đã nhận được các vật tư, công cụ, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng người mua vẫn chưa thanh toán. Công nợ ở đây có thể là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, cũng có thể là công nợ giữa cá nhân với doanh nghiệp hoặc cá nhân với cá nhân.
Công nợ chia làm 2 hình thức là: công nợ phải thu và công nợ phải trả.
Công nợ phải thu
- Công nợ phải thu bao gồm các loại công nợ như tiền bán sản phẩm, hàng hóa,… doanh thu từ các công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Các khoản tiền vẫn chưa được thu hồi hoàn toàn hoặc chỉ mới được thu về một phần.
- Các nhân viên kế toán phải thường xuyên đối soát và theo dõi công nợ để đảm bảo thu nợ đúng hạn cho doanh nghiệp, tránh để xảy ra các tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
- Giải quyết hiệu quả các khoản công nợ cần thu về giúp doanh nghiệp tránh gặp phải vấn đề thâm hụt vốn quá lớn.
Công nợ phải trả
- Công nợ phải trả thường bao gồm các khoản chi trả vật tự, máy móc, công cụ, thiết bị, dịch vụ,… phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh vẫn chưa thanh toán hoàn toàn các hóa đơn công nợ phải trả cho cá nhân hoặc tổ chức.
- Nhân viên kế toán phải thường xuyên theo dõi, giám sát và đối chiếu sổ sách để chi trả công nợ đúng hạn cho đối tác, giúp đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách kiểm tra CIC online miễn phí và đơn giản nhất
Kế Toán Công Nợ Là Gì?
Công nợ là một mảng nhỏ trong công việc của kế toán tổng hợp. Với những công ty có mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, thì kế toán tổng hợp kiêm luôn cả việc theo dõi công nợ, tuy nhiên với những doanh nghiệp có mô hình lớn thì phân hệ này sẽ được giao cho một vài cá nhân theo dõi.
Ngoài ra, kế toán còn cần đảm nhiệm những chức năng và nhiệm vụ đảm bảo và kiểm soát đồng tiền của công ty dựa trên những khoản nợ khác cần phải thu như: Khoản thu nội bộ, tiền tạm ứng, thu tiền bồi thường, các khoản tiền phải trả cho nhân viên hay những khoản tiền lương, trợ cấp, tiền nộp, trả cho nhà nước,..
Những Công Việc Của Kế Toán Công Nợ
Sau đây là một số công việc mà kế toán công nợ đối với các khoản phải thu bao gồm:
- Kiểm tra những chứng từ khi lập thủ tục thu chi
- Lập phiếu thu và chi dựa trên biểu mẫu cho thủ quỹ làm căn cứ để thực hiện chi tiền
- Gửi chứng từ như phiếu thu, chi đến những bộ phận có liên quan
- Giám sát và theo dõi những những khoản tạm ứng của nội bộ công ty
- In báo cáo quỹ và sổ tiền mặt
- Đối chiếu với thủ quỹ về tồn quỹ cuối ngày và tồn quỹ tiền mặt
- Lập chiếu nộp ngân sách – ngân hàng
- Đóng chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh, số thứ tự…
- Nhận phiếu nhập – xuất kho hay bản sao hóa đơn để thực hiện thanh toán
- Đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ của công ty và khách hàng hàng tháng và lập lịch thanh toán công nợ của khách hàng
- Tính số công nợ phát sinh mỗi tháng và lập giấy báo thanh toán công nợ
- Lập báo cáo và theo dõi số dư công nợ của công ty thẽo mỗi đối tượng định kỳ hoặc đột xuất hoặc là định kỳ theo yêu cầu của cấp trên
- Thu chi tiền mặt hoặc tạm ứng tiền mặt định kỳ hàng tuần và đối chiếu với số dư tiền mặt, …
- Thực hiện đề xuất các giải pháp thu hồi công nợ hiệu quả, nhắc nhở thanh toán công nợ, …
Xem thêm: Nợ xấu ngân hàng là gì?
Một Số Lưu Ý Khi Quản Lý Công Nợ
Cần có bảng phân loại khách hàng, đánh giá và đặt ra chính sách công nợ theo từng đối tượng khách hàng, có thể gộp chung thành các nhóm.
Nên xây dựng một kế hoạch bán hàng hợp lý ngay từ đầu phù hợp với từng nhóm khách hàng và nhà cung cấp. Liên tục cập nhật tình hình, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế. Quan trọng nhất, nên có chính sách bán hàng hợp lý ngay từ đầu, rõ ràng, minh bạch để hạn chế tình trạng khách hàng mua nhưng kéo dài việc thanh toán.
Trong trường hợp chậm thanh toán, cần có những quy định rõ ràng về hạn mức công nợ, thời hạn thanh toán, các mức phạt khi chậm trễ hoặc khi khách hàng không có ý định thanh toán.
Phải có sự chuẩn bị tốt về nguồn lực theo từng giai đoạn. Đối với bộ phận, nhân viên trực tiếp tư vấn, làm việc với khách hàng, đối tác có các khoản nợ cần được rèn luyện kỹ năng như cách xử lý tình huống, giao tiếp, thái độ chuyên nghiệp, khéo léo trong việc đốc thúc khách thanh toán nợ… Đồng thời cần ghi chép rõ ràng để tránh việc dễ bị nhầm lẫn hoá đơn dẫn đến thất thu.
Đánh giá lại quy trình thu hồi công nợ để cải thiện theo tình hình thực tế, chẳng hạn như ngoài việc thu truyền thống thì có thể áp dụng những phương pháp tiện lợi hơn là chuyển khoản, quản trị tín dụng khách hàng… để giảm thiểu tình trạng bị trì hoãn thời gian đúng hạn.
Đồng thời việc quản lý công nợ, cách tính công nợ chính xác, kịp thời để có thể đối soát công nợ nhanh chóng, trùng khớp với khách hàng cũng cực kỳ quan trọng.
Hi vọng với bài viết này bạn có thể hiểu sâu hơn về khái niệm của công nợ và các công việc cần làm. Hãy đón đọc thêm các bài viết trên website Easybanks24h để hiểu hơn về các khái niệm và ngành nghề của ngân hàng nhé.
Xem thêm:
Để lại một phản hồi