Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện, mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay là bao nhiêu đang là vấn đề được rất nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm, tìm kiếm thông tin. Vì vậy, bài viết này Easybanks24h sẽ trình bày rõ hơn về mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2022 theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Nội dung
1. Các Khái Niệm Về Bảo Hiểm Xã Hội
1.1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH) là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.
1.2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
1.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).
1.4. Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?
Quy định về hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ thanh toán một khoản tiền nhất định cho người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội và không đủ điều kiện hưởng chế độ lương hưu.
Xem thêm: Bảo hiểm thai sản là gì? Thông tin bạn cần nắm vững
2. Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất Năm 2022
2.1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022
Căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP mới đây về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng thêm 6% từ tháng 7/2022, sự thay đổi này ít nhiều cũng sẽ tác động đến mức tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm có 3 khoản sau:
- Mức lương;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:
- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2022 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2022 vẫn sẽ giữa như năm 2021 là: Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.
2.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022
Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn từ giai đoạn năm 2022 đến 2025 là: 1.500.000 đồng (Trước đây, năm 2021 là: 700.000 đồng, căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, Quyết định 59/2015/QĐ-TTg).
Do đó, nếu chưa tính mức nhà nước hỗ trợ thì mức đóng hằng tháng thấp nhất trong năm 2022 là: 22% * 1.500.000 đồng = 330.000 đồng. (Trước đây là: 22% * 700.000 đồng = 154.000 đồng).
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn như sau:
- Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
- Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác;
3. Cách Tính Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội
Đối với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, cụ thể: Tổng mức đóng BHXH bắt buộc (cả 5 chế độ) hiện nay là 26% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, trong đó: Người lao động đóng bằng 8%; người sử dụng lao động đóng bằng 18%: 3% đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, do người sử dụng lao động đóng toàn bộ; 1% đóng vào quỹ tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, do người sử dụng lao động đóng; 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất, do người lao động đóng bằng 8%, người sử dụng lao động đóng bằng 14%.
Mức đóng BH thất nghiệp: bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH thất nghiệp: Mức đóng của người lao động 1%, người sử dụng lao động bằng 1%; ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ BHTN tối đa bằng 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BH thất nghiệp.
Mức đóng BHYT: bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHYT, hiện nay tỷ lệ chung là 4,5%. Quy định cũ: có 02 đối tượng đóng bằng 3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHYT (thân nhân người lao động và học sinh, sinh viên).
Mức đóng BHXH tự nguyện: bằng tỷ lệ % mức thu nhập do người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện.
4. Cách tra cứu mã số Bảo Hiểm Xã Hội
4.1. VSSID – Bảo hiểm xã hội số
Ứng dụng VssID – BHXH số là một sản phẩm trong hệ sinh thái về ứng dụng công nghệ thông tin của BHXH nhằm thiết lập các kênh thông tin giao tiếp và tạo điều kiện để những người sử dụng BHXH có thể tiếp cận thông tin và thực hiện các dịch vụ công một cách đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng. Mục tiêu lớn nhất của BHXH Việt Nam là thông qua tiện ích của công cụ này, sẽ thiết lập một kênh triển khai được các dịch vụ công của BHXH Việt Nam trên đó.
VssID – BHXH số này là một trong những nền tảng quan trọng để triển khai được các dịch vụ công thiết yếu đối với người dân khi giao tiếp với cơ quan BHXH. Đặc biệt là những dịch vụ công mang tính chất đòi hỏi mức độ xác thực và định danh cao như các dịch vụ công liên quan đến thanh toán và dịch vụ công đòi hỏi mức độ bảo mật thông tin cao đối với từng cá nhân.
VssID còn cho phép người dân tra cứu một số thông tin như mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. Không chỉ vậy, VssID còn cho phép người dân thực hiện vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ của người sử dụng lao động góp phần công khai, minh bạch thông tin và hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ của các đơn vị, doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết: Hướng dẫn 3 cách tra cứu thẻ bảo hiểm y tế
4.2. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định của pháp luật.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014 đã được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) được hưởng lương hưu ở mức tối đa khi:
– Đối với nữ: Phải đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.
– Đối với nam:
+ Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Phải đóng đủ 34 năm BHXH (hiện hành chỉ cần đóng đủ 33 năm BHXH trở lên).
+ Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Phải đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.
4.3. Bị mất sổ bảo hiểm xã hội
Để xin cấp lại sổ BHXH bị mất, người lao động có thể đến trực tiếp cơ quan BHXH hoặc thực hiện thủ tục online thông qua ứng dụng VssID hay Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam. Dưới đây là 2 phương án để xin cấp lại sổ BHXH online dễ dàng tại nhà.
Phương án 1. Xin cấp lại sổ BHXH tại cơ quan BHXH
– Hồ sơ chỉ gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho cơ quan BHXH.
– Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
Phương án 2. Xin cấp lại sổ BHXH online
- Thực hiện trên VssID:
– Đầu tiên bạn cần một thiết bị di động có kết nối internet, sau đó tải ứng dụng VssID về máy.
– Tại phần Dịch vụ công >> Chọn Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin. Sau đó, người lao động chỉ việc nhập địa chỉ và tích chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính rồi ấn gửi để hoàn tất.
- Thực hiện trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam:
Người dùng đăng nhập tại https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/ >> Chọn Kê khai hồ sơ >> Chọn kê khai Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng.
Thời gian giải quyết việc cấp sổ BHXH khi làm thủ tục online: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nếu đăng ký nhận sổ BHXH cấp lại qua bưu điện, người lao động có thể phải chờ thêm vài ngày.
4.4. Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Theo Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 quy định về việc thực hiện chính sách hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động như sau:
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe là gì? 3 Loại bảo hiểm sức khỏe phổ biến nhất
Để lại một phản hồi